Thông thường mọi người ít chú ý tới nhịp đập của tim cho tới khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như hẫng nhịp, đập nhanh hơn… Các triệu chứng này sẽ ngày càng rõ hơn khi bạn bước vào tuổi mãn kinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tim đập nhanh khi nằm có nguy hiểm không và làm sao để thoát khỏi tình trạng này?

1. Tim đập mạnh khi nằm là do đâu?

Tim đập mạnh là hiện tượng nhịp tim dồn dập, kèm theo cảm giác hồi hộp, hẫng hụt, có thể nghe được tiếng “thình thịch” rất to trong lồng ngực. Tình trạng này được gọi là đánh trống ngực, đôi khi bạn cảm nhận thấy cơn đánh trống ngực khi nằm xuống hoặc sau khi ăn no.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự suy giảm và ngừng tiết nội tiết tố nữ estrogen giai đoạn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Estrogen dồi dào giúp bảo vệ động mạch, tăng tính đàn hồi và sự linh hoạt của mạch máu, giúp mạch máu co bóp và tưới máu tốt hơn. Tuy nhiên bước vào thời kỳ mãn kinh, hormone estrogen suy giảm và ngừng tiết hoàn toàn khiến cơ tim và mạch vành tim trở nên cứng và kém đàn hồi, làm giảm co bóp và tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim. Đây chính là nguyên nhân khiến tim đập mạnh bất thường.

Ngoài ra, hiện tượng tim đập mạnh khi nằm xuống có thể do tâm lý căng thẳng, sang chấn tâm lý, lo lắng thái quá hoặc tâm trạng bất an có thể làm cho tim đập nhanh hoặc cảm giác tim bỏ nhịp đập.

2. Tim đập mạnh khi nằm có nguy hiểm không?

Tim đập mạnh do nguyên nhân sinh lý chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị tác động bởi môi trường, cảm xúc tiêu cực… Tình trạng này không đáng ngại, khi ổn định lại tâm lý thì nhịp tim sẽ về bình thường.

Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài làm cho chức năng co bóp của tim bị suy giảm gây rối loạn nhịp tim và kèm theo các triệu chứng: khó thở, mệt mỏi, choáng váng, ngất xỉu… làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, ngưng tim đột ngột, suy tim… Lúc này chị em cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ và có phương án điều trị kịp thời.

3. Giải pháp điều trị tim đập mạnh khi nằm

Khi nhịp tim tăng nhanh hoặc có cảm giác khó chịu ở ngực, chếnh choáng,... nên ngồi nghỉ ngay tại chỗ, tìm người hỗ trợ và đừng quên việc đến khám và tư vấn chuyên khoa tim mạch khi triệu chứng đó khiến bạn thực sự khó chịu và bị lặp lại nhiều lần.

Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học

Để giảm thiểu tình trạng tim đập mạnh khi nằm và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, chị em cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày:

- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học có tác dụng làm ổn định nhịp tim và phòng ngừa được một số bệnh khác.

- Tránh những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe như: rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga…

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể có tác dụng cân bằng điện giải làm ổn định nhịp tim.

- Tập yoga mỗi ngày để hạn chế tình trạng bị hồi hộp khi ngủ

- Thực hiện một động tác hít thở sâu giúp cho kiểm soát hơi thở và cả nhịp tim.

Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học chỉ giúp tránh suy giảm nghiêm trọng estrogen. Do đó kết hợp với tình trạng này thì các chị em cần bổ sung nội tiết tố nữ để đạt được hiệu quả tốt hơn.

arrow
arrow

    suckhoegiadinh 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()